Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Công nghệ Thực Tế Ảo góp phần vào Hội nghị Truyền hình

by Cat Zakrzewski - The Wall Street Journal Business Report, Sept. 18, 2016 10:06 P.M. ET - Solaco dịch - Sept. 20, 2016


Công nghệ Thực Tế Ảo góp phần vào Hội nghị Truyền hình

translated into Vietnamese by Solaco

Virtual Reality Takes On the Videoconference

by Cat Zakrzewski - The Wall Street Journal Business Report, Sept. 18, 2016 10:06 P.M. ET

Phải chăng nếu cuộc họp được diễn ra với công nghệ thực tế ảo kèm theo hình avatar, thì mọi người sẽ cảm thấy sự kết nối gần gũi hơn nhiều?

Các chuyên viên tiên phong đang xúc tiến nhiều hệ thống thực tế ảo mà một ngày kia có thể sẽ thay thế cho công nghệ Hội nghị Truyền hình hiện vốn đang là một phương tiện phổ biến cho các cuộc họp trong giới doanh thương.


Hãy sẵn sàng đưa cuộc họp điện đàm lần tới của bạn vào với công nghệ thực tế ảo.


Với trang thiết bị cho phép gặp nhau qua thực tế ảo hiện đang có mặt trên thị trường tiêu dùng, nhiều công ty có tiếng về công nghệ cũng như nhiều nhà đầu tư dám mạo hiểm đang từng bước dọ dẫm đem những ứng dụng khả thi áp dụng vào mọi thứ có thể, từ trò chơi điện tử cho đến lĩnh vực y khoa. Trong số đó, có nhiều người dám đoan chắc phần thắng rằng bộ headset thực tế ảo sẽ là một cú nhảy vọt tiếp tới đây cùng với phần mềm Hội nghị Truyền hình, có khi sẽ đảo ngược tình thế các công nghệ cuộc gọi Hội nghị Truyền hình vốn cũng đã vượt bực rồi.

Một số tiềm năng của công nghệ thực tế ảo dùng như một công cụ cần thiết cho các cuộc họp và bàn bạc hợp tác đã được gợi ra trong những thước phim video vừa được quay lại tại NYU Media Research Lab [Khu Thực nghiệm Nghiên cứu Truyền thông của Đại học New York]. Trong video này, các nhà nghiên cứu mang vào đầu một bộ headset Samsung Gear VR [thiết bị thực tế ảo Samsung] có dây quàng đầu bằng da với cảm biến kiểu cặp sừng nai gắn vào bộ mắt kính. Các headset này đưa các nhà nghiên cứu vào một môi trường thực tế ảo, trong đó họ nhìn thấy các avatar dưới dạng số của chính mình đang di động quanh một môi trường đã được tái dựng lại y hệt. Liền đó, dùng đũa cảm ứng cầm tay, họ cùng nhau vẽ những mô hình 3-D.

Trong hai năm qua, Ken Perlin, Giáo sư khoa máy tính tại Đại học New York và là Chủ nhiệm phòng Lab này, đã ra sức nghiên cứu hợp tác trong thế giới ảo, ông cố hình dung ra thực tế ảo sẽ gây biến đổi ngoài đời thực như thế nào, kể cả làm thay đổi luôn không gian làm việc.

"Tất nhiên chúng ta sẽ mừng đón bất kỳ công nghệ nào đem lại cho chúng ta cảm giác gia tăng nhiều kết nối hơn," Giáo sư Perlin nói.

Một cuộc thăm dò thái độ toàn cầu về công nghệ này cho không gian làm việc cho thấy Perlin có lẽ đúng. Vẫn theo cuộc thăm dò, trong báo cáo của Dell, của Intel Corp và của nhà tư vấn Penn Schoen Berland, người ta phát hiện ra rằng có 57% số nhân viên trên toàn thế giới thích trò chuyện với đồng nghiệp mặt đối mặt. Còn hơn một nửa thì nói rằng công nghệ truyền thông liên lạc tiến bộ hơn đã tạo nên được những tương tác như thế rồi cũng sẽ lỗi thời trong tương lai. Đặc biệt, nhiều người trẻ vừa mới trưởng thành vào đầu thế kỷ 21 đều rộng tay đón nhận những sản phẩm thực tế ảo thực hơn nữa [virtual- and augmented-reality] cho không gian làm việc, với 77% nói rằng họ sẽ thử nó.

Jeremy Bailenson, giám đốc sáng lập của Stanford University’s Virtual Human Interaction Lab [Phòng thực nghiệm tương tác giữa con người với công nghệ ảo của Đại học Stanford], cho rằng những cuộc điện đàm của giới kinh doanh dùng công nghệ thực tế ảo có khi đem lại nhiều lợi ích hơn Hội nghị Truyền hình.

Giáo sư Bailenson viết trong một email mới đây: "Họp VR [Virtual Reality -thực tế ảo] còn cho phép người ta giao tiếp nhau phi ngôn ngữ - bằng mắt với sắc thái cá biệt, qua những dấu vết đặc trưng tinh tế như khoảng cách giữa các cá nhân, và cuối cùng là xúc chạm ảo lẫn mùi riêng (nếu muốn)".
Với hầu hết các công ty đầu tư trong lĩnh vực truyền thông, các cuộc họp thực tế ảo là vẫn còn trong vòng thử nghiệm. Nhiều nhân viên của Ngân hàng Ireland và National Grid [Lưới điện quốc gia] PLC, với đặc tính thực dụng của người Anh vốn có, đã chia xẻ trên Twitter về việc thử nghiệm một mẫu khởi đầu của phần mềm họp ảo. Mike Harlick, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Ireland Worklab, nói với Giáo sư Bailenson rằng ông như cảm thấy được "triển vọng của sự hợp tác trong tương lai."

Ông Harlick nói với báo The Wall Street Journal rằng công ty của ông đã và đang thử nghiệm với một vài trung tâm hội nghị ảo. Theo ông thì ông không cho rằng công nghệ thực tế ảo có thể thay thế được các cuộc họp bằng điện đàm video ảo, nhưng nó có thể cung cấp các chức năng mà các công cụ hợp tác văn phòng khác không cung cấp được. Cũng theo ông thì nó sẽ giúp các đội ngũ nhân sự của ông làm việc hiệu quả hơn nhờ ở cách họ giao tiếp với nhau như thế nào.

Trong một email ông viết: "Trong bối cảnh hiện nay các cuộc họp văn phòng toàn thực hiện nơi môi trường toàn ảo, nên bạn có thể cùng người khác cùng sáng tạo ra ý tưởng và cùng nhau tương tác". "Như vậy, bạn luôn có một tấm bảng trắng trên tường để có thể muốn chia sẻ bất cứ tài liệu gì cho người khác thì chia"

David Goldsby, một nhân viên của National Grid, người đã chia xẻ cảm nghĩ trên Twitter, thì nói rằng có một đội ngũ nơi một công ty mà ông đến giới thiệu công nghệ này, đã tỏ ra có "ấn tượng thực sự". Tuy nhiên, ông bảo Wi-Fi internet của khách sạn - nơi mà ông tổ chức buổi giới thiệu- quả là một cản ngại. Còn công ty thì lại không có ý kiến khi được yêu cầu bình luận.

Tuy nhiên, đối với nhiều công ty khác, các chuyên gia nói rằng các cuộc hội nghị sử dụng công nghệ thực tế ảo khả dĩ đem lại những bước tiến thực sự dựa trên những kinh nghiệm Hội nghị Truyền hình điển hình vốn có.


Những người đỡ đầu sớm nhất của công nghệ thực tế ảo là những người chuyên trong lĩnh vực Video Game và những đon vị chuyên trong chính ngành công nghiệp thực tế ảo. Neil Glenister, người sáng lập của một công ty Game ở London đã điện đàm với 232 xưởng phim, nói rằng đội ngũ nhân viên của ông thường tiến hành các cuộc họp nhóm kéo dài hàng tuần trên Skype. Ông nói tiếp, nhưng cũng đội ngũ đó lại than mệt nếu gặp nhau trên Hội nghị Truyền hình, bởi vì nó [Họp VR] không làm cho họ cảm thấy như thể họ đang ở trong cùng một phòng, và nữa, họ bảo sẽ cảm thấy bất tiện nếu nhìn thấy rõ cử chỉ, điệu bộ tay chân của nhau.

Thay vào đó, ông Glenister và đội nhóm của ông mới đây đã thử một ứng dụng gọi là vTime, trong đó cho phép mọi người gặp gỡ nhau trong môi trường ảo bằng cách dùng Avatar. Từ một menu cài các thiết lập theo ý muốn, ông Glenister và các nhân viên đã chọn cách gặp nhau trong một khung cảnh được tái tạo y hệt không gian ngoài đời thực.

Ông nói, có lúc, họ phải đấu tranh lắm mới tập trung vào các chủ đề của công việc vì họ bị phân tâm bởi nhiều người khác nữa vây quanh.

Ông nói tiếp, "cảm giác của sự hiện diện cùng với nhau thật sự là rất tốt. Còn các cuộc gọi qua Skype thì có năng động đấy nhưng không thân thiện bằng"

Skype, do tập đoàn Microsoft làm chủ, thì không nói gì về việc họ có phát triển một ứng dụng thực tế ảo hay không, nhưng một phát ngôn nhân của họ cho biết công ty đang thăm dò trên diện rộng công nghệ Augmented Reality [thực tế tăng cường], đây cũng là một ứng dụng họ hàng thân cận của Virtual Reality [thực tế ảo] mà trong đó người xem có thể thấy hình ảnh dưới dạng số được gán cho, mô phỏng theo sát môi trường thực tế bên ngoài. Skype cũng cho biết họ đã phát triển một App [ứng dụng] cho HoloLens -một thiết bị cho công nghệ Augmented Reality của Microsoft- mà hiện chỉ những nhà đầu tư và chuyên viên tiên phong mới được dùng trước.

Giao tiếp bằng mắt

Eric Romo, giám đốc điều hành của AltspaceVR Inc., ở Redwood, Calif., Hoa Kỳ -Công ty chuyên thiết kế môi trường cho các cuộc họp thực tế ảo sử dụng avatar dưới dạng số [digital avatar]- nói rằng có cái hơn mà công nghệ thực tế ảo cung cấp được thì nơi những cuộc gọi video thông thường đã không có được, đó là giao tiếp bằng mắt. Cho dù người ta đang ra sức xoay hướng đến công nghệ giao tiếp bằng Avatar’s Eyes, nhưng hầu hết những thành viên dự một cuộc họp thực tế ảo đã đạt được cảm giác thực là họ đang giao tiếp bằng mắt. Một số công ty chuyên về công nghệ thực tế ảo đang thử nghiệm một công nghệ lần theo bằng mắt, theo đó nó sẽ cho phép những cặp kính đeo lần theo các chuyển động từ mắt của các thành viên khác, nó cho phép theo dõi và nắm bắt cũng như truyền đạt tốt hơn nhiều so với ngoài thực tế.

Ngược lại với công nghệ cuộc gọi video cố hữu mà vốn người dự họp nghĩ rằng anh ấy hay cô ấy đang giao tiếp bằng mắt, nhưng thực ra những người khác chỉ thấy mắt họ nhìn xuống. Thay vì nhìn thẳng vào hình ảnh của nhau, bạn phải nhìn vào máy camera để người khác có được cảm giác bạn đang nhìn vào mắt họ.

Các kiểu tín hiệu vật lý vốn mất tích từ lâu trên hầu hết các công nghệ viễn thông hiện đại nay có thể được tích hợp trở lại rất tốt vào các cuộc gọi thực tế ảo. Ví dụ cánh tay chẳng hạn, thường xuyên bị loại ra khỏi khung cảnh cuộc trò chuyện video khi người ngồi gần máy ảnh, thì nay một số Headset thực tế ảo có thể thu được cử chỉ điệu bộ của cánh tay, bàn tay và sau đó được tái hiện lại y hệt bởi một avatar. Những người tham gia họp có thể có được cái nhìn thấu suốt trực quan để làm tăng thêm sự năng động cho làm việc nhóm, hoặc giả làm sao để những avatar thân thiết nào đó có thể đứng cạnh nhau.

Eric Romo nói thêm "Tất cả các tín hiệu phi ngôn ngữ trong giao tiếp mà chúng ta vốn có trong đời thực thì lại không đem vào được trong [hầu hết] nền công nghệ truyền thông hiện tại, trừ Virtual Reality [VR].

Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay với các công ty chế tác ra các không gian hội nghị trong thực tế ảo là tạo được các avatar có khả năng nắm bắt thực tế ngay lập tức phản ánh cảm xúc của người dùng. Có những công ty đang đặt vào công nghệ chuyển tiếp [transitional technology] như biểu tượng cảm xúc chẳng hạn, áp dụng vào môi trường ảo. Lại có những công ty thì đang thử nghiệm với công nghệ sẽ cho phép các avatar chụp lại các biểu lộ thực nơi nét mặt.

Cử động trung thực

Một trở ngại không dễ vượt qua mà công nghệ đang chuyên tâm khắc phục đó là làm sao chụp lại những cử động thật trung thực. Với bộ điều khiển bằng tay, avatar có thể bắt chước những cử chỉ đơn giản như một cái vẫy tay chẳng hạn. Các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp đang gia tăng cách làm sao đạt được cách chụp lại những chuyển động của ngón tay nữa.

Những trở ngại khác nữa vẫn còn đó. Ngay cả khi một người hoặc một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh lực thiết bị chuyên dùng để tổ chức một cuộc họp hội nghị thực tế ảo, thì các thiết bị cần thiết vẫn còn tương đối hiếm. Còn nhiều thứ khác phải đầu tư thêm sao cho các cuộc họp có thể diễn ra dễ dàng, tỷ dụ những bộ Headset ban đầu dùng điện thoại di động cũng có tuổi thọ pin rất hạn chế, việc kết nối chưa tốt và còn bị quá nóng [tăng nhiệt độ] khi đang dùng nữa.

Nếu công nghệ hội nghị thực tế ảo tạo được một sự thu hút, thì quả là các nhà nghiên cứu đã thắng cược dẫu cho doanh số bán có thay đổi đáng kể hay không khi mà mọi người đều dùng nó để họp không khác gì đích thân họ có mặt. GS Bailenson nói ông tin rằng khi công nghệ hội nghị thực tế ảo được thừa nhận và áp dụng rộng khắp, sẽ dẫn đến một sự giảm thiểu đáng kể trong việc đi lại.

Còn trong khi đó, Giáo sư Perlin thì nói rằng tác động của hội nghị thực tế ảo cũng sẽ giống như như các công nghệ truyền thông khác đã diễn ra trước đây vậy. "Tôi thì thấy có điều quan trọng cũng cần lưu ý là, nếu bạn duyệt lại những xu hướng đã xảy diễn trong quá khứ, bạn sẽ thấy rằng càng vồ vập các thành tựu mới lạ của phương tiện thông tin viễn thông, tỷ như Skype chẳng hạn, chúng ta lại càng bị thôi thúc là phải lên đường du lịch", ông nói. "Chúng ta càng cảm thấy kết nối hơn với mọi người, chúng ta càng muốn ở bên nhau thật sự"

Zakrzewski là phóng viên tòa soạn The Wall Street Journal ở San Francisco. Bạn có thể liên lạc với cô qua email: cat.zakrzewski@wsj.com


translated into Vietnamese by Solaco Sept. 20, 2016



Nguyên văn:


Virtual Reality Takes On the Videoconference

If meetings are held in virtual reality with avatars, will people feel more connected?

by Cat Zakrzewski - The Wall Street Journal Business Report, Sept. 18, 2016 10:06 P.M. ET

Get ready for your next conference call—in virtual reality.

With equipment for virtual-reality viewing now on the consumer market, public tech companies and venture capitalists are exploring possible applications in everything from videogames to medicine. And some are betting that virtual-reality headsets could be the next big thing in business-meeting software, upending the dreaded videoconference call.

Some of virtual reality’s potential as a meeting and collaboration tool is suggested in a video recently recorded at the NYU Media Research Lab. In the video, lab researchers strap on Samsung Gear VR headsets with antler-like sensors attached to the goggles. The headsets usher the researchers into a virtual-reality environment in which they see digital avatars of themselves moving around a simulated environment. Soon, using hand-held electronic wands, the researchers are drawing 3-D models together.

Ken Perlin, a computer-science professor at New York University and director of the research lab, has been studying collaboration in the virtual world for the past two years, attempting to understand how virtual reality might change society—including the workplace.

“Of course we’re going to embrace any technology that makes us feel more connected,” Prof. Perlin says.

A global survey of attitudes toward technology in the workplace suggests he may be right. The survey, in a report from Dell Inc., Intel Corp. and consultants Penn Schoen Berland, found that 57% of employees around the world prefer face-to-face conversations with colleagues. But more than half said that better communications technology could make such interactions obsolete in the future. Millennials particularly were open to using virtual- and augmented-reality products at work, with 77% saying they would try it.

Jeremy Bailenson, the founding director of Stanford University’s Virtual Human Interaction Lab, says business calls using virtual-reality technology can offer many benefits over videoconferencing.

“VR meetings will allow for nuanced nonverbal communication—proper eye contact, subtle cues such as interpersonal distance, and eventually virtual touch and smell (when desired),” Prof. Bailenson writes in a recent email.

For most companies investing in the medium, virtual-reality meetings are still experimental. Employees from the Bank of Ireland and National Grid PLC, the British utility, have tweeted about their early sampling of virtual-reality meeting software. Mike Harlick, head of the Bank of Ireland Worklab, said to him it felt like “the future of collaboration.”

Mr. Harlick told The Wall Street Journal that his firm has been experimenting with several virtual conferencing centers. He said he doesn’t see virtual reality replacing video calls, but that it provides functions that other office collaboration tools do not offer. He said he thinks it will help his team be more effective in how they communicate.

“In the context of office meetings you now have a whole virtual environment where you can co-create and interact,” he wrote in an email. “So you may have white boards on one wall, a shared document on another.”

The National Grid employee who tweeted, David Goldsby, said a team he presented to was “seriously impressed” by the technology. However, he said the Wi-Fi in their hotel presented challenges. The company didn't respond to a request for comment.

Still, for many companies, experts say virtual-reality meetings may offer real improvements over the typical videoconference experience.

Some of the earliest adopters are in videogaming and the virtual-reality industry itself. Neil Glenister, founder of a London-based gaming company called 232 Studios, says his team has typically conducted lengthy weekly group meetings on Skype. But the team, he says, is tired of videoconferencing. It doesn’t make them feel as if they are in the same room, he says, and they have trouble seeing each other’s hand gestures.

Instead, Mr. Glenister and his team recently tried an app called vTime, which allows people to meet in virtual environments using avatars. From a menu of possible settings, Mr. Glenister and his employees chose to meet in a simulation of outer space.

At times, he says, they struggled to focus on work-related topics because they were distracted by the planets surrounding them.

Still, he says, “that sense of presence was really good. The dynamics of the calls through Skype weren’t as friendly.”

Skype, which is owned by Microsoft Corp. , didn’t say if it has developed a virtual-reality application, but a spokesman says the company is testing the waters in augmented reality, a close cousin of virtual reality in which a viewer sees digital images imposed over real-world environments. Skype says it has developed an application for the HoloLens, Microsoft’s augmented-reality device that is currently only available to developers.
Eye contact

Something else that virtual reality provides that video calls typically don’t: eye contact. Though they’re looking through their avatars’ eyes, participants in a virtual-reality meeting get the feeling they are making eye contact, says Eric Romo, chief executive of AltspaceVR Inc., a Redwood City, Calif., company that designs environments for virtual-reality meetings using avatars. Some virtual-reality companies are experimenting with eye-tracking technology that would allow the goggles to better track users’ eye movements and convey even more realistic eye contact.

In a typical video call, by contrast, a participant may think he or she is making eye contact, but to the other person they appear to be looking down. Instead of looking directly at each other’s image, you have to look into the camera for the other person to get the feeling you are looking into their eyes.

Other kinds of physical cues missing from most telecommunication may be incorporated into virtual-reality calls as well. While arms are frequently out of sight in video chats when people are sitting close to the camera, some virtual-reality headsets are able to capture arm and hand gestures that are then imitated by an avatar. Participants can get visual insights into group dynamics, as well, such as how close certain avatars stand to one another.

“There are all these nonverbal cues we have physically that we don’t have in [most] communication technologies except for VR,” Mr. Romo says.

One of the biggest challenges today for companies creating meeting spaces in virtual reality is to make avatars that realistically capture and instantly reflect the users’ emotions. Some companies are putting transitional technologies, like emojis, into their virtual environments. But companies are experimenting with technologies that would allow avatars to capture facial expressions.
Fine movements

Another hurdle that technologists are addressing is capturing fine movements. With hand controllers, avatars can imitate simple gestures, like waving a hand. Researchers and businesses are pushing to capture finger movements.

Other impediments remain as well. Even if a person or a business invests in the equipment needed to hold a virtual-reality meeting, the equipment is still relatively rare. Others have to invest as well for meetings to be possible. Early headsets that use mobile phones also have very limited battery life, connectivity issues and can overheat.

If virtual-reality meetings do catch on, researchers are at odds over whether they will dramatically change the amount of business that people conduct in person. Prof. Bailenson says he believes that adoption of virtual-reality meetings will result in a major decline in commuting.

Prof. Perlin, meanwhile, says the impact of virtual-reality meetings will be similar to other communication technologies that have come before.

“I think it’s important also to keep in mind when you look at historical trends, the more we’ve embraced new kinds of telecommunication media, things like Skype, the more we’ve traveled,” he says. “The more we feel connected to people, the more we want to physically be together.”

= = =

Ms. Zakrzewski is a reporter in The Wall Street Journal’s San Francisco bureau. She can be reached at cat.zakrzewski@wsj.com.